Pair of Vintage Old School Fru
Chào Mừng Bạn Đến Với Website Của Vũ Thị Mai Anh [vuthimaianh.wap.sh]
WAP TRẺ THƠ
Xuống cuối trang
12 cách giúp con sống ngăn nắp

Nếu khả năng lập kế hoạch của con bạn kém, có hành vi bốc đồng, vô tổ chức thì bạn nên tham khảo 12 cách giúp con sống ngăn nắp, trật tự dưới đây.

1. Định ra thời gian làm bài tập về nhà

Bằng cách định ra thời gian cho từng loại công việc, bạn đã tạo cho con bầu không khí học tập thoải mái và các con sẽ không quá chán khi chỉ làm một việc trong thời gian dài. Bài tập nên được giao sớm và không gian nên đảm bảo đủ yên tĩnh để các con tập trung.

2. Làm việc theo danh sách

Giúp con có thói quen ghi các công việc cần làm trong ngày, trong tuần, trong tháng vào danh sách. Có thể mua một máy tính xách tay nhỏ, tiện dụng khi bỏ vào túi xách cho con. Có thể cài chuông nhắc nhở các công việc để các con nhớ mà thực hiện.

3. Chuẩn bị từ đêm hôm trước

Các công việc của ngày hôm sau nên được thảo luận với các con trước khi đi ngủ. Đồng phục cần được để gọn gàng bên cạnh cặp sách đã chuẩn bị đầy đủ. Sáng mai dậy chỉ việc làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng rồi đến trường. Điều này giúp bạn tránh được những buổi sáng khủng khiếp, chạy đôn chạy đáo, tìm hết thứ này tới thứ kia, khi chuẩn bị xong thì đã muộn giờ học của con.



4. Tạo không gian học tập riêng cho con

Nên bố trí một góc học tập riêng cho các con. Đảm bảo đủ bàn ghế, ánh sáng để các con học tập một cách thoải mái nhất. Bạn nên tránh để góc học tập của các con trong phòng ngủ vì nó gây cảm giác buồn ngủ ở trẻ.

Bé cần học thói quen sạch sẽ, gọn gàng ngay từ nhỏ

5. Gắn ghi chú

Nếu con đã biết đọc thì những ghi chú vô cùng hữu ích. Ví dụ “Dọn dẹp phòng trước khi ra khỏi phòng”. Hành động nhắc nhở nhẹ nhàng này giúp các con có tính bừa bãi, lộn xộn được “chấn chỉnh” thường xuyên.

6. Khuyến khích trẻ làm thêm

Việc làm thêm giúp trẻ trưởng thành hơn. Ví dụ như phụ việc trong cửa hàng chẳng hạn. Chính việc làm này giúp rèn tính ngăn nắp ở trẻ.

7. Tạo nhiều nơi cho trẻ cất giữ đồ đạc

Ví dụ như giỏ, thùng nhựa, hộp đựng giày… để trẻ cất giữ đồ chơi hoặc đồ đạc cần thiết của trẻ. Đóng cho trẻ những cái móc sau cánh cửa để chúng treo quần áo, tránh vứt bừa bãi ở sàn nhà.

8. Dọn sạch rác vào mỗi cuối tuần

Để giữ cho đồ đạc được sạch sẽ, mọi thứ được ngăn nắp, bạn nên tổ chức một buổi tổng vệ sinh vào cuối tuần cho cả nhà. Dọn dẹp rác ở tất cả mọi nơi, ngăn kéo, tủ quần áo, gầm giường, trên giá sách… Việc này để tự trẻ làm. Bạn chỉ có nhiệm vụ đứng “chỉ huy” thôi.

9. Quy định giờ ăn của gia đình

Nên duy trì thói quen ăn đúng giờ của các thành viên trong gia đình. Tương tự với giờ đi ngủ. Nếu không về ăn cơm đúng giờ thì nên báo trước.

Làm việc nhà giúp bé hiểu được giá trị của việc sống ngăn nắp

10. Lập lịch trình sinh hoạt của cả gia đình

Mỗi người có một ô để ghi các việc cần làm trong ngày, tuần, tháng. Trẻ cũng cần ghi vào đó những công việc cần làm. Mỗi thành viên trong gia đình theo lịch trình mà thực hiện và biết được các công việc của người khác để dễ bề liên lạc.

11. Nhẹ nhàng nhắc nhở

Đừng quát tháo, càng quát tháo, trẻ càng tỏ ra chống đối bạn mà thôi. Cách tốt nhất là nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ thực hiện những việc ghi sẵn trên lịch trình của gia đình.

12. Khuyến khích và khen thưởng

Khuyến khích các con thực hiện những thói quen tốt, lành mạnh, duy trì sự trật tự, ngăn nắp của gia đình. Thưởng cho con những món quà ý nghĩa khi chúng thực hiện tốt các công việc được giao.
↑Lên đầu trang↑
[Trang Chủ] [Tâm Sự Người Cha] [Hình ảnh] [Tải nhạc cho bé] [Kiến thức] [Liên hệ (chat)]
U-ON